Truy cứu trách nhiệm trước pháp luật đối với tội lừa đảo và chiếm đoạt tài sản

05/09/2019
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản người khác bị phạt như thế nào, để xử phạt thì căn cứ sau khi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản từ đó cơ quan chức năng xác định thời điểm hoàn thành tội phạm này. Dấu hiệu nhận biết của tội lừa đảo này là người vi phạm sẽ dùng hành vi thủ đoạn gain dối để chiếm đoạt tài sản nếu không có hành vi chiếm đoạt mà chỉ có hành vi gian dối xử phạt như thế nào thì tùy vào mức độ của trường hợp đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản của người khác hay là quan hệ dân sự.  Tội lừa đảo phạt như thế nào ngoài về mặt giá trị tài sản là bao nhiêu còn có các yếu tố khác về mặt khách thể, về mặt chủ quan, về mặt khách quan. Cơ quan xét xử  lưu ý để có cái nhìn khách quan, bản án là đúng người đúng tội như quy định pháp luật đề ra. Hãng luật Lê Hồng Hiển & cộng sự xin cung cấp điều luật 139 bộ luật Hình Sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản để bạn đọc tham khảo. Tất nhiên trong vụ việc của các thân chủ sẽ luôn có tình tiết khác nhau vì thế cần liên hệ với luật sư để được giải đáp.

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 500 nghìn đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 500 nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Luật công chứng về uỷ quyền Ngoài các vụ việc tội danh về lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, hãng luật Lê Hồng Hiển và cộng sự còn nhận tư vấn ,bào chữa cho thân chủ khi liên quan đến tội danh hình sự khác :  Tội buôn lậu, Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, Tội sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, Tội danh về hiếp dâm, cưỡng bức, tội danh về tham nhũng... Quy định về tội cho vay nặng lãi Với mỗi trường hợp vụ án về lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đều sẽ có tình tiết nặng nhẹ , yếu tố bằng chứng khác nhau do đó, để có thể nắm được những thông tin của vụ việc một cách toàn diện bạn cần tham khảo và tư vấn từ luật sư. Khi làm việc với hãng luật Lê Hồng Hiển & cộng sự quý vị hãy trình bày vụ việc một cách rõ ràng, khách quan sự việc để luật sư của chúng tôi tư vấn  được chính xác. Thông tin liên hệ: Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự Địa chỉ: Số 3, đường Trung Yên 3, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 0913 83 1789 (zalo) – 029 99999983 (Hotline) Email: luatsulehonghien@gmail.com Website: www.vanphongluatsuhanoi.vn
0 bình luận, đánh giá về Truy cứu trách nhiệm trước pháp luật đối với tội lừa đảo và chiếm đoạt tài sản

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.03624 sec| 2375.625 kb