Trường hợp nào cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? 

15/07/2019
Việc cố ý lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác là trường hợp không hiếm gặp trong đời sống hàng ngày. Vậy hành vi nào sẽ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin pháp luật liên quan về tội chiếm đoạt tài sản trong bài viết sau đây.

1. Pháp luật quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thế nào?

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi sử dụng những thông tin giả, không đúng với sự thật nhằm làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin tưởng giao tài sản cho mình và sau đó chiếm đoạt tài sản đó.

Về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, pháp luật quy định như sau: Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Điều 174 quy định:

  1. Phạt cải tạo không giam giữ tối đa 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với những người sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng dưới 50.000.000 đồng. 

Trường hợp giá trị tài sản nhỏ hơn 2.000.000 đồng cũng bị phạt tù với hình thức như trên khi thuộc vào một trong các trường hợp:

  • Từng bị xử phạt hành chính về tội chiếm đoạt tài sản mà tiếp tục vi phạm.
  • Từng bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, tiếp tục vi phạm khi chưa được xóa án tích.
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  • Tài sản chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
  1. Phạt tù từ 02 đến 07 năm khi phạm tội thuộc các trường hợp cụ thể sau:
  • Phạm tội có tổ chức.
  • Phạm tội mang tính chất chuyên nghiệp.
  • Trị giá tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
  • Tái phạm nguy hiểm.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  1. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi phạm tội vào các trường hợp sau:
  • Tài sản chiếm đoạt trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
  • Lợi dụng dịch bệnh, thiên tai
  1. Phạt từ từ 12 năm đến 20 năm khi phạm tội thuộc vào trường hợp sau:
  • Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên
  • Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, hoàn cảnh chiến tranh.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu chiếm đoạt tài sản từ 500000 đồng trở lên
Hình ảnh minh họa

2. Các yếu tố xác định hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Để xác định một người thực hiện hành vi có phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không, cần xem xét các yếu tố sau:

  • Người thực hiện hành vi đã đủ 16 tuổi hay chưa, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự hay không, tức là người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh nào khác gây mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi?
  • Hành vi đó có phải là hành vi gian dối, sử dụng những thông tin giả, không có thật nhằm khiến cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tự nguyện giao tài sản cho người thực hiện hành vi lừa đảo hay không? 
  • Ngay lúc thực hiện hành vi lừa đảo, người bị hại có biết được có hành vi gian dối?
  • Người thực hiện hành vi lừa đảo đã lấy được tài sản của người bị hại hay chưa?
  • Việc lấy được tài sản của chủ sở hữu có phải là kết quả của việc lừa đảo, hay là kết quả của hành vi khác?

3. Một số tình huống thực tế

Một số tình huống thực tế về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Câu hỏi 1: Con trai tôi có mở quán cầm đồ, cách đây hai tháng có một cậu con trai là bạn học đại học cùng con tôi, mang giấy tờ xe cùng một chiếc xe máy ra cầm lấy 15.000.000đ. Sau đó một tháng cậu bạn này có trả trước 10.000.000đ để lấy xe ra và để lại giấy tờ xe, hẹn sau 1 tháng sẽ trả nốt 5.000.000đ. Qua thời gian hẹn, con trai tôi liên hệ với người bạn đó không được, khi kiểm tra kỹ, phát hiện giấy tờ xe là giả. Con tôi đã đến tìm gặp gia đình cậu bạn đó, thì người này không chịu trả tiền. Trong trường hợp này con trai tôi có thể kiện anh bạn này với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không?

Trả lời: Trước tiên cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến với Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự! Về trường hợp của anh thanh niên đến cắm xe đã được gọi là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Con trai bạn hoàn toàn có thể thưa kiện với tội danh này.

Câu hỏi 2: Con trai tôi do ham mê cờ bạc, lô đề nên đã nhiều lần vay nợ khắp nơi. Lần gần đây nhất, con tôi nói dối là có thể giúp hàng xóm xin việc vào ngân hàng cho con gái họ (con trai tôi đang làm nhân viên ngân hàng). Con trai tôi đã nhận số tiền 15.000.000đ của hàng xóm và hứa xin việc hộ. Tuy nhiên số tiền này con tôi nướng hết vào chiếu bạc, đến khi đợi lâu hàng xóm tìm đến gia đình tôi và đòi thưa kiện. Xin hỏi Luật sư, con tôi liệu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Trả lời: Đầu tiên, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến với Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự! Về trường hợp của con trai bạn, theo luật con trai bạn đã đủ 16 tuổi trở lên thì sẽ bị chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội. Số tiền 15.000.000đ đã đủ để con bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hãng luật lê hồng hiển tư vấn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Giám đốc, Luật sư Lê Hồng Hiển

Bài viết trên đây của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết có liên quan tới tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hi vọng bạn đọc đã có được cho mình những thông tin bổ ích về loại tội phạm này. 

Là văn phòng có nhiều kinh nghiệm và sở hữu đội ngũ Luật sư hàng đầu, Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự sẽ mang đến cho bạn những sự hỗ trợ tốt nhất và đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng đến Quý Khách hàng. Nếu còn thắc mắc về pháp luật cần giải đáp, tư vấn, Quý Khách có thể liên hệ với chúng tôi qua:

Thông tin liên hệ:

Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự

Địa chỉ: Số 3, đường Trung Yên 3, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0913 83 1789 (zalo) – 029 99999983 (Hotline)

Email: luatsulehonghien@gmail.com

Website: www.vanphongluatsuhanoi.vn

0 bình luận, đánh giá về Trường hợp nào cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.04002 sec| 2417.258 kb