Điều kiện để lập di chúc bằng miệng có hợp pháp?

28/10/2021
Di chúc là ý chí, nguyện vọng của một cá nhân trong việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết. Có nhiều thắc mắc của bạn đọc về việc, di chúc miệng có được công nhận hợp pháp không? Làm sao để hợp pháp hóa di chúc miệng? Trong bài viết này, Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của các bạn như sau:

Căn cứ vào Điều 627 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”. Do đó, di chúc miệng cũng được thừa nhận là một trong hai hình thức của di chúc được pháp luật thừa nhận hiện nay. Cũng giống như di chúc bằng văn bản, di chúc bằng miệng chỉ được công nhận là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự 2015:

  • Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng;

  • Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại và cùng ký tên hoặc điểm chỉ;

  • Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

  • Làm sao để hợp pháp hóa di chúc miệng

     

  • Ngoài 03 điều kiện nêu trên, di chúc miệng còn phải đáp ứng các điều kiện chung về tính hợp pháp của di chúc như: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật...

Nếu đáp ứng được các điều kiện nêu trên, di chúc miệng được coi là hợp pháp và những cá nhân (tổ chức) có tên trong di chúc được quyền phân chia tài sản theo di chúc. Tuy nhiên, có trường di chúc miệng dù hợp pháp vẫn có thể bị hủy bỏ. Căn cứ vào khoản 2 Điều 629 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ”. Theo đó, để thể hiện nguyện vọng của mình về việc chuyển quyền sở hữu cho các cá nhân (tổ chức) khác, cá nhân phải lập di chúc mới bằng văn bản. 

Luật sư Lê Hông Hiển tham dự phiên tòa

Trên đây là những phân tích và đánh giá của Hãng luật Lê Hồng Hiển và Cộng sự. Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn của chúng tôi để được giải đáp.

Thông tin liên hệ:

Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự

Địa chỉ: Số 3, đường Trung Yên 3, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0913 83 1789 (zalo) – 029 99999983 (Hotline)

Email: luatsulehonghien@gmail.com

Website: www.vanphongluatsuhanoi.vn

0 bình luận, đánh giá về Điều kiện để lập di chúc bằng miệng có hợp pháp?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.03584 sec| 2368.211 kb