Những người được quyền yêu cầu thi hành án dân sự?

28/10/2021
Sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực mà sự thoả thuận của các đương sự lại không được thực hiện theo đúng thỏa thuận, phán quyết của Toà án thì ai có quyền được yêu cầu thi hành án đối với phần nghĩa vụ chưa được thực hiện? Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề đó.

Quyền yêu cầu thi hành án là gì?

Quyền yêu cầu thi hành án là quyền của đương sự (người được thi hành án và người phải thi hành án) yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành bản án, quyết định được đưa ra thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Trong quá trình thi hành án, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Đương sự có quyền thỏa thuận về việc thi hành án, nếu thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thoả thuận được công nhận. Trường hợp đương sự không thực hiện đúng thoả thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung, bản án quyết định.

Thời hiệu yêu cầu thi hành án chi áp dụng đối với trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu

Quyền yêu cầu thi hành án dân sự được giới hạn bởi thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự thời hiệu yêu cầu thi hành án được quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự cụ thể như sau:

1. Trong thời hạn 05 năm, kề từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyển yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trong trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản ản, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

2. Đồi với các trường hợp tạm hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Như vậy, thời hiệu yêu cầu thi hành án là thời hạn do pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó người được thi hành án, người phải tiến hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành bản án, quyết định của Toà án. Hết thời hạn đó, nếu người được thi hành án, người phải thi hành án vẫn không có đơn yêu cầu thi hành án, thì người được thi hành án không còn quyền yêu cầu thi hành phần bản án, quyết định chưa yêu cầu thi hành án nữa, còn người phải thi hành án không còn nghĩa vụ phải thi hành phần bản án, quyết định đó cho người được thi hành án nữa. Bản án, quyết định hết hiệu lực thi hành (đối với phần thi hành theo đơn yêu cầu). Luật Thi hành án dân sự chỉ quy định thời hiệu yêu cầu thi hành án chứ không quy định thời hạn thi hành một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật là bao lâu, khi đã có đơn yêu cầu thi hành án trong thời hiệu nêu trên thì bất cứ khi nào có điều kiện thi hành án là phải thi hành.

Tuy nhiên, thời hiệu yêu cầu thi hành án chi áp dụng đối với trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu. Vì vậy, trường hợp, nếu người phải thi hành án phải thi hành các khoản không thuộc trường hợp cơ quan Thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định tại Điều 36 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, thì khi hết thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật mà người được thi hành án không có đơn yêu cầu thi hành án, thì người phải thi hành án có quyền chứng minh thời hiệu thi hành án đã hết.

Quyền yêu cầu thi hành án chỉ được thực hiện trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (hoặc nghĩa vụ đến hạn hay đến định kỳ quy định trong bản án). Quá thời hạn này, nếu người yêu cầu thi hành án không chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì hết quyền yêu cầu thi hành án.

Cán bộ công nhân viên Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự

Như vậy, đương sự (người được thi hành án và người phải thi hành án) có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thực hiện theo đúng bản án, quyết định của Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trên đây là những phân tích và đánh giá của Hãng luật Lê Hồng Hiển và Cộng sự. Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn của chúng tôi để được giải đáp.

Thông tin liên hệ:

Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự

Địa chỉ: Số 3, đường Trung Yên 3, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0913 83 1789 (zalo) – 029 99999983 (Hotline)

Email: luatsulehonghien@gmail.com

Website: www.vanphongluatsuhanoi.vn

0 bình luận, đánh giá về Những người được quyền yêu cầu thi hành án dân sự?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.07429 sec| 2380.266 kb