Tổ chức đánh bạc là gì? Pháp luật quy định xử phạt tội tổ chức đánh bạc thế nào?

19/07/2019

Đánh bạc là một trong những tội danh đang nhận được sự quan tâm của nhiều bạn đọc. Vậy đánh bạc có tổ chức là gì? Pháp luật quy định xử phạt tội danh tổ chức đánh bạc này như thế nào. Hãy cùng Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết dưới đây.

1. Tổ chức đánh bạc là gì?

Tổ chức đánh bạc là hành vi lôi kéo, rủ rê hay tụ tập nhiều người cùng tham gia đánh bạc. Tổ chức đánh bạc còn bao gồm các hành vi như chứa chấp, tổ chức nơi cầm cố cho những người tham gia đánh bạc.

Hành động tổ chức đánh bạc khá phổ biến thường đi cùng với hành vi đánh bạc. Xét về bản chất, tổ chức đánh bạc chính là đồng phạm đánh bạc, ngoài rủ rê, lôi kéo người khác tham gia còn có thêm mục đích trục lợi riêng cho cá nhân.

Đánh bạc có tổ chức

2. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo quy định pháp luật

Theo quy định của pháp luật, người nào có các hành vi sau đây sẽ bị quy vào tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc:

  • Tổ chức đánh bạc với quy mô tham gia nhiều hơn 10 người cùng một lúc hoặc tổ chức cùng lúc từ 02 chiếu bạc trở lên. Với tổng số tiền, hiện vật dùng để đánh bạc có trị giá từ 5.000.000 đồng trở lên;
  • Đồng ý cho 10 người đánh bạc trở lên cùng tham gia hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc sử dụng địa điểm thuộc quyền Sở hữu hoặc quản lý của mình để đánh bác. Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá từ 5.000.000 đồng trở lên;
  • Tổng số tiền, hiện vật dùng để đánh bạc trong cùng 01 lần có trị giá từ 20.000.000 đồng trở lên;
  • Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc; 
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi sau: 
  • Người phạm tội đã có hành vi đánh bạc trái phép với tổng số tiền, hiện vật đánh bạc có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên.
  • Tiền hay hiện vật đánh bạc của từng lần đánh bạc có trị giá từ 5 triệu đồng trở lên.
  • Trường hợp phạm tội vì đánh bạc trái phép với tổng số tiền, hiện vật đánh bạc trị giá dưới 5 triệu nhưng chủ thể đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

3. Mức án nào cho tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định mức xử phạt đối với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc như sau.

“1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;

d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.”

4. Luật sư tư vấn

Để bạn đọc hiểu hơn về tội tổ chức đánh bạc, hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự sẽ tư vấn một số tình huống cụ thể như sau:

Tình huống 1: Con trai tôi thường xuyên rủ bạn bè đến nhà đánh bạc. Có những thời điểm có tới 20 người cùng tham gia đánh bạc. Tôi quan sát trên chiếu bạc thì nhận thấy số tiền mặt mỗi lần như vậy phải đến trên 40 triệu đồng. Đã rất nhiều lần tôi khuyên nhủ con nhưng không thành thậm chí còn bị nó đe nạt, chửi mắng. Tôi rất lo một ngày nào đó con tôi sẽ bị công an phát hiện và bắt giữ. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này con tôi bị quy vào tội gì? Mức xử phạt ra sao? Đối với bản thân tôi có bị coi là người đồng phạm hay không? (Vũ Minh, Bắc Ninh)

Trả lời: 

Rất cảm ơn câu hỏi của anh/chị Vũ Minh, tình huống này sẽ được tư vấn chính xác bởi Luật sư Lê Hồng Hiển. Dựa trên tình huống mà anh/chị đã đưa ra, trong trường hợp này con trai anh/chị có thể bị truy tố theo tội tổ chức đánh bạc. Tội danh này theo quy định của pháp luật có mức xử phạt là phạt tiền từ 50 - 300 triệu đồng và phạt tù tối đa từ 05 - 10 năm. 

Theo điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

  • Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
  • Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
  • Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
  • Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Vậy xét theo quy định trên thì trường hợp này thì anh/chị không bị coi là người đồng phạm.

Tình huống 2: Chồng tôi cứ đến ngày nghỉ cuối tuần là rủ rê bạn bè cùng tham gia nạp tiền để đánh bài online. Tôi để ý mỗi lần nạp số tiền chồng tôi sử dụng không dưới 3 triệu đồng. Những lần thắng thì chồng tôi rất vui vẻ nhưng những lần thua chồng tôi lại hay nổi nóng quát mắng vợ con. Mặc dù đã cố gắng hết sức để khuyên nhủ nhưng chồng tôi vẫn chứng nào tật ấy. Tôi rất lo lắng, không biết việc làm của chồng tôi có phạm pháp không? Nếu có luật sư có thể cho tôi biết chồng tôi phạm tội gì, mức xử phạt thế nào? Cảm ơn luật sư. (Lan Anh, Hà Giang).

Trả lời: 

Chào chị Lan Anh, Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự đã nhận được thông tin về tình huống mà chị đang gặp phải. Đại diện cho hãng luật, Luật sư Lê Hồng Hiển sẽ tư vấn và đưa tới chị những thông tin chính xác nhất. 

Cụ thể như sau: Dựa trên tình huống của chị, chồng chị có thể bị truy tố tội đánh bạc được quy định tại điểm (c) khoản 2 Điều 321 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017. “Những người sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm”

Với những thông tin về mức xử phạt về tội tổ chức đánh bạc cùng một số tình huống cụ thể. Hi vọng bạn đọc đã có thêm cho mình những thông tin bổ ích về tội danh này. Với nhiều năm kinh nghiệm tham gia nhiều vụ án và các luật sư có chuyên môn sâu, nhiệt tình. Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự luôn đồng hành và sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của khách hàng về luật pháp. Mọi thắc mắc xin liên hệ:

Thông tin liên hệ: Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự Địa chỉ: Số 3, đường Trung Yên 3, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 0913 83 1789 (zalo) – 029 99999983 (Hotline) Email: luatsulehonghien@gmail.com Website: www.vanphongluatsuhanoi.vn
0 bình luận, đánh giá về Tổ chức đánh bạc là gì? Pháp luật quy định xử phạt tội tổ chức đánh bạc thế nào?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.04303 sec| 2400.258 kb