Những trường hợp uỷ quyền phải công chứng, chứng thực

20/08/2019
Hoạt động ủy quyền diễn ra khá phổ biến trong đời sống. Trên thực tế, có những trường hợp uỷ quyền bắt buộc phải công chứng, chứng thực mới được pháp luật công nhận, có những trường hợp không cần. Vậy khi nào ủy quyền cần công chứng, chứng thực, khi nào thì không?  Về vấn đề này, hiện pháp luật chưa có một văn bản cụ thể nào tổng hợp các trường hợp ủy quyền phải công chứng, chứng thực, mà những trường hợp này được quy định ở các văn bản pháp luật khác nhau.  Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số trường hợp uỷ quyền bắt buộc phải công chứng, chứng thực dưới đây: 

1. Uỷ quyền đăng ký hộ tịch

Quy định về uỷ quyềnTheo đó, khoản 2 Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành ngày 16/11/2015 quy định trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ tịch thì cần phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Cụ thể như sau: Điều 2. Ủy quyền đăng ký hộ tịch
  1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của Luật hộ tịch được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay, trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con.
  2. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật; phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch.
Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền.”

2. Ủy quyền mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Khoản 2, Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về trường hợp ủy quyền về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cần phải lập thành văn bản có công chứng. Cụ thể: Điều 96. Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo [...]2. Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.”

3. Ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục kháng cáo trong vụ án hành chính

Khoản 6 Điều 205 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định khi uỷ quyền cho người khác thực hiện thủ tục kháng cáo trong vụ án hành chính trong những trường hợp sau thì việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản công chứng, chứng thực, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công:
  • Người kháng cáo là cá nhân ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo.
  • Người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức thay mặt cho cơ quan, tổ chức đó ủy quyền cho người khác kháng cáo. 
  • Người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự ủy quyền cho người khác kháng cáo.  
Luật công chứng về uỷ quyền

4. Uỷ quyền cho người khác thực hiện thủ tục kháng cáo trong vụ án dân sự 

Khoản 6 Điều 272 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định khi uỷ quyền cho người khác thực hiện thủ tục kháng cáo trong vụ án dân sự trong những trường hợp sau thì việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản công chứng, chứng thực, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công:
  • Người kháng cáo là cá nhân ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo.
  • Người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức thay mặt cho cơ quan, tổ chức đó ủy quyền cho người khác kháng cáo. 
  • Người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự ủy quyền cho người khác kháng cáo.  
Trên đây là một số những trường hợp pháp luật quy định văn bản ủy quyền bắt buộc phải được lập thành văn bản và công chứng và chứng thực. Hy vọng với những thông tin được Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự chia sẻ trong bài viết, bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về những trường hợp giấy ủy quyền cần công chứng. Nếu cần thêm thông tin, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua:
  • Thông tin liên hệ:
  • Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự
  • Địa chỉ: Số 3, đường Trung Yên 3, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 0913 83 1789 (zalo) – 029 99999983 (Hotline)
  • Email: luatsulehonghien@gmail.com
  • Website: www.vanphongluatsuhanoi.vn
0 bình luận, đánh giá về Những trường hợp uỷ quyền phải công chứng, chứng thực

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.03567 sec| 2374.359 kb