Quy định về việc cho vay nặng lãi trong pháp luật Việt Nam như thế nào?
14/08/2019
Thời gian gần đây hiện tượng cho vay tiền, vàng lấy nặng lãi diễn ra ngày càng phổ biến để lại những hậu quả khôn lường. Vì tính chất nhanh, không cần thủ tục, giấy tờ phức tạp, có thể vay số tiền lớn... mà nhiều người đã nhắm mắt đưa chân, mặc kệ hậu quả mà đi vay nặng lãi dẫn đến những vụ việc đau lòng. Cho vay nặng lãi là hành vi vi phạm pháp luật, có tính chất nguy hiểm. Vậy pháp luật quy định gì về cho vay nặng lãi? Mức lãi suất từ bao nhiêu thì tính là cho vay nặng lãi? Mức độ xử phạt như thế nào?
Thứ nhất, Điều khoản số 468 của Bộ luật dân sự 2015 do bộ tư pháp quy định khá rõ ràng về tội đem tiền, vàng đi cho vay với giá cắt cổ cụ thể như sau “Lãi suất do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay trừ trường hợp luật khác có liên quan đến quy định khác.”
Thứ hai, về tội cho vay nặng lãi, Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 có quy định:
“1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất154 quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên155, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Tìm kiếm
Bài viết mới
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm