Người bị án treo có bị tước quyền công dân không?

Gửi câu hỏii
Chào các luật sư của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự, trong thời gian qua, anh trai tôi bị buộc tội cố ý gây thương tích trong lúc xảy ra xô xát với hàng xóm. Tuy nhiên do có nhân thân tốt và chưa từng vi phạm pháp luật, khai báo thành thật nên được Tòa án xem xét và quyết định cho hưởng án treo. Tôi và gia đình đang có một thắc mắc còn bỏ ngỏ mong nhận được sự giải đáp từ phía các luật sư đó là: Bị án treo có mất quyền công dân không? Rất mong nhận được câu trả lời từ các luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Hạnh My, Bắc Giang)
Trả lời

Trả lời:

Chào bạn Hạnh My! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự. Dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin đưa ra tư vấn như sau:

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội cải tạo, sửa chữa lỗi lầm ngay trong đời sống hàng ngày mà không tiến hành giam giữ, cách ly khỏi xã hội. Án treo thể hiện được sự khoan hồng của luật pháp đối với người vi phạm. Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định cụ thể về án treo tại Điều 65 như sau:

“Điều 65. Án treo

  1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
  2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
    1. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.
    2. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
    3. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”

Án treo là gì

Chiếu theo quy định tại khoản 3 Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu trên thì Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này. Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì tước một số quyền công dân là một trong những hình phạt bổ sung đối với người phạm tội.

Như vậy, một người được hưởng án treo có bị tước quyền công dân hay không còn phụ thuộc vào hành vi phạm tội mà người đó thực hiện. Cần lưu ý rằng nếu bị áp dụng hình phạt bổ sung này thì người phạm tội chỉ bị tước một số quyền công dân chứ không bị tước toàn bộ quyền công dân.

Tại Điều 44 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về hình phạt tước một số quyền công dân như sau:

“Điều 44. Tước một số quyền công dân

1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây

a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước; b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân 2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.”

Bên cạnh các tội xâm phạm an ninh quốc gia (từ Điều 108 đến Điều 121), Bộ luật hình sự 2015 còn quy định tội phạm khác cũng có thể được áp dụng hình phạt bổ sung là tước một số quyền công dân, đó là: Tội khủng bố (Điều 299).

Anh trai bạn phạm vào tội cố ý gây thương tích, tuy nhiên Bộ luật hình sự 2015 hoàn toàn không có quy định hình phạt bổ sung là tước một số quyền công dân đối với loại tội phạm này nên anh trai bạn sẽ không phải chịu hình phạt tước một số quyền công dân trong thời gian thử thách của án treo.

Hãng luật Lê Hồng Hiển và Cộng sự

Bạn đang đọc bài viết có nội dung “Bị án treo có mất quyền công dân không” tại chuyên mục luật sư trả lời của Hãng Luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự. Những thông tin bổ ích được cung cấp trong bài viết chắc đã giúp bạn Hạnh My cũng như các bạn đọc có quan tâm tới vấn đề này có thêm được thông tin cần thiết. Với sự nhiệt tình, tâm huyết, Hãng Luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự luôn sẵn lòng giải đáp các thắc mắc có liên quan tới pháp luật, ly hôn. Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp và nhiệt tình của chúng tôi sẽ giúp khách hàng được bảo vệ và đảm bảo những quyền lợi hợp pháp của mình.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Địa chỉ: Phòng 324, số 142 đường Lê Duẩn, P. Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

Thông tin liên hệ:

Hotline: 091 789 4567

Điện thoại: 0243 200 7447

Email: luatsulehonghien@gmail.com

Website: http://vanphongluatsuhanoi.vn 


Gửi câu hỏi
0.02276 sec| 2178.406 kb