Hành vi gây thương tích cho nhiều người bị xử phạt thế nào? 

05/08/2019

Hiện nay, có khá nhiều bạn đọc đã gửi thư cho Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự để hỏi về hành vi gây thương tích cho nhiều người bị xử phạt như thế nào. Thực chất việc xử phạt và truy tố phụ thuộc rất nhiều vào từng tình tiết cụ thể của sự việc. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra câu trả lời chi tiết nhất cho bạn đọc.

1. Trường hợp cố ý gây thương tích

Hành vi cố ý gây thương tích cho nhiều người thì theo điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có thể chịu mức phạt như sau: 

  • Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe từ 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

  • Bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm nếu gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; 
  • Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% hoặc Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
  • Bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm nếu gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên hoặc Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 
  • Trường hợp làm chết 02 người trở lên hoặc Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân; 

2. Trường hợp cố ý gây thương tích nhưng trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 

Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.”

3. Trường hợp gây thương tích cho người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội 

Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”

4. Trường hợp gây thương tích trong khi thi hành công vụ 

Điều 137 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về “Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ” như sau:

“1. Người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên, mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

5. Trường hợp vô ý gây thương tích 

Điều 138 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về “Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” như sau:

“1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 01 năm đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.”

Ngoài ra mức phạt của các trường hợp gây thương tích cho người khác còn phụ thuộc vào các tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng của sự việc được quy định tại Điều 51 và 52 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Ví dụ về một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm:

  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
  • Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng
  • Người phạm tội là phụ nữ có thai;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

[...]

Ví dụ về một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
  • Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;

[...]

[caption id="attachment_857" align="aligncenter" width="800"]Gây thương tích cho nhiều người phụ thuộc vào từng tình tiết cụ thể Gây thương tích cho nhiều người phụ thuộc vào từng tình tiết cụ thể[/caption]

Ngoài ra người gây thương tích còn phải có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm hoặc tính mạng bị xâm phạm được quy định tại Điều 590 và Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015.

Như vậy để biết được việc gây thương tích cho nhiều người bị xử phạt thế nào, có bị truy cứu hình sự không, còn phụ thuộc rất lớn vào trường hợp gây thương tích và các tình tiết của vụ việc. 

Do đó, để có thể biết được mức xử phạt hay hành vi thuộc trường hợp nào, bạn nên nhờ tới sự tư vấn của Luật sư. Với nhiều năm kinh nghiệm thực tế. Bạn có thể liên hệ với Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự để được tư vấn:

  • Địa chỉ: Số 03 đường Trung Yên 3, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 091 789 4567
  • Điện thoại: 0243 200 7447
  • Email: luatsulehonghien@gmail.com
  • Website: http://vanphongluatsuhanoi.vn
0 bình luận, đánh giá về Hành vi gây thương tích cho nhiều người bị xử phạt thế nào? 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.36040 sec| 2411.758 kb