Gây thương tích trong khi thi hành công vụ bị xử phạt thế nào?

05/08/2019

Trong quá trình thi hành công vụ, có nhiều trường hợp người thi hành công vụ vô tình gây thương tích cho người khác. Vậy gây thương tích trong khi thi hành công vụ có bị xử phạt không, hình thức xử phạt như thế nào? Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự sẽ chia sẻ tới bạn đọc những thông tin cần thiết nhất trong bài viết dưới đây.

1. Các yếu tố cấu thành ‘Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ’

Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ là hành vi của người được giao thực hiện công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Khi này người bị gây thương tích có thể gặp phải những tổn hại hoặc ảnh hưởng đáng kể về sức khỏe, thân thể, tính mạng.

[caption id="attachment_457" align="aligncenter" width="800"]Gây thương tích trong khi thi hành công vụ bị xử phạt dựa vào nhiều yếu tố Gây thương tích trong khi thi hành công vụ bị xử phạt dựa vào nhiều yếu tố[/caption]

Do đó, để xác định hành vi của người thi hành công vụ có bị coi là "tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ" không, cần phải xem xét các yếu tố sau:

  • Có dùng vũ lực ngoài trường hợp pháp luật cho phép để gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác không; 
  • Mức độ thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ của cơ thể nạn nhân là bao nhiêu %. 

Sau khi xác định rõ hai yếu tố trên mới có thể xác định là hành vi đó có cấu thành tội hay không.

2. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ bị xử phạt thế nào?

Với mỗi hành vi khi bị cấu thành tội đều có mức xử phạt khác nhau. Đối với hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ thì mức hình phạt được quy định tại Điều 137 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau: 

“1. Người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên, mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Ngoài ra mức xử phạt sẽ còn phụ thuộc vào các tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 51, 52 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Một số tình tiết được xét vào tình tiết giảm nhẹ như: 

  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
  • Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra; [...]

Một số tình tiết được xét vào tình tiết tăng nặng như:

  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
  • Phạm tội có tính chất côn đồ;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc 17 người đủ 70 tuổi trở lên; [...]

Do đó mức xử phạt đối với Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ phụ thuộc vào hành vi và tính chất của từng sự việc cụ thể. Cần căn cứ và xem xét rõ tính chất vụ việc để xác định được hình thức xử phạt chính xác nhất. 

Với những thông tin trong bài viết, hy vọng bạn đọc đã rõ hơn về mức xử phạt đối với hành vi gây thương tích trong khi thi hành công vụ. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay với Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự. Sở hữu một đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp, tận tâm và giàu kinh nghiệm. Chắc chắn bạn sẽ có được những thông tin bổ ích và cần thiết nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ: 

Thông tin liên hệ: Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự Địa chỉ: Số 3, đường Trung Yên 3, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 0913 83 1789 (zalo) – 029 99999983 (Hotline) Email: luatsulehonghien@gmail.com Website: www.vanphongluatsuhanoi.vn
0 bình luận, đánh giá về Gây thương tích trong khi thi hành công vụ bị xử phạt thế nào?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.03222 sec| 2413.227 kb