Dịch vụ Luật sư bào chữa cho Bị can, Bị cáo trong vụ án Hình sự

10/06/2019

Trong vụ án hình sự, luật sư có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Luật sư sẽ giúp cho quá trình điều tra vụ án, truy tố, xét xử bị can hoặc bị cáo được đảm bảo thực hiện đúng pháp luật. Dịch vụ luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự sẽ mang lại những lợi ích cụ thể nào? Mời bạn tham khảo ngay những chia sẻ sau đây.

1. Phân biệt bị can và bị cáo

Bị can, bị cáo là những chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng hình sự. Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì bị can là người hoặc pháp nhân đã bị khởi tố hình sự. Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bị can và bị cáo có những quyền và nghĩa vụ khác nhau.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 thì bị can có nghĩa vụ: Phải có mặt khi có giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án. Nếu bị can vắng mặt không vì lý do bất khả kháng thì bị can có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã. Bên cạnh đó, bị can có nghĩa vụ chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì bị can có một số quyền như:

  • Được biết mình bị khởi tố về tội gì, được giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Được trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đó và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá.
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định.
  • Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
  • Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và các quyết định tố tụng khác.
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Theo quy định tại khoản 3 điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì bị cáo có nghĩa vụ: Phải có mặt khi có giấy triệu tập của Toà án. Trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì bị cáo có một số quyền như:

  • Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và các quyết định tố tụng khác.
  • Tham gia phiên Toà đồng thời được giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người giám định, người phiên dịch theo quy định.
  • Được đưa ra tài liệu, đồ vật và yêu cầu, trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá
  • Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Bị cáo được trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa. Bị cáo được nói lời sau cùng trước khi nghị án.
  • Có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toà án. Bị cáo có thể khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

2. Vai trò của Luật sư bào chữa cho bị can/bị cáo trong vụ án hình sự

 2.1. Trong giai đoạn điều tra/truy tố

Điều tra, truy tố là giai đoạn tố tụng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát và cơ quan điều tra. Trong giai đoạn này, vai trò của luật sư sẽ bao gồm:

  • Luật sư sẽ giúp bị can, bị cáo tư vấn các quy định pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp tới vụ án hình sự. Luật sư được dự cung và kịp thời khiếu nại, kiến nghị trong quá trình điều tra khi thấy có những quyết định, hành vi ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ.
  • Luật sư sẽ giúp bị can, bị cáo tư vấn quy định pháp luật hình sự về hình phạt và các hình phạt cụ thể hoặc các nội dung khác liên quan đến hình phạt có thể được áp dụng. Luật sư tư vấn cho bị can, bị cáo biết các quy định pháp luật hình sự về quyết định hình phạt và vấn đề liên quan
  • Luật sư có thể tham gia buổi hỏi cung và buổi làm việc với đại diện cơ quan điều tra và Kiểm sát viên để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thân chủ.
  • Luật sư sẽ giúp thu thập chứng cứ, xác minh nhân chứng có lợi cho bị can, bị cáo trong giai đoạn điều tra, truy tố.

 2.2. Trong giai đoạn xét xử

Giai đoạn xét xử được thực hiện tại Tòa án. Trong giai đoạn này, vai trò của luật sư bao gồm:

  • Luật sư giúp thu thập chứng cứ và những tài liệu có liên quan, đồng thời đưa ra những chứng cứ, đồ vật, tài liệu này tại phiên toà.
  • Luật sư thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.
  • Luật sư trực tiếp tham gia bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa.
  • Luật sư thực hiện thủ tục kháng cáo theo quy định của pháp luật cho thân chủ.
  • Luật sư đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nếu phát hiện có dấu hiệu sai phạm trong quá trình tố tụng hoặc khi vụ án phát sinh tình tiết mới.

3. Quy trình thực hiện của luật sư bào chữa cho bị can/bị cáo trong vụ án hình sự

Quy trình thực hiện của luật sư tham gia bào chữa cho bị can/bị cáo trong vụ án hình sự được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc. Luật sư sẽ tiếp nhận thông tin vụ việc cùng hồ sơ vụ việc với những giấy tờ liên quan… từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo. Từ đó, luật sư sẽ nắm được những nội dung cơ bản của vụ án.
  • Bước 2: Luật sư thực hiện việc đăng ký bào chữa tại các cơ quan tiến hành tố tụng đồng thời triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.
  • Bước 3: Luật sư giúp bị can, bị cáo thu thập tài liệu và chứng cứ đúng theo quy định pháp luật. Quá trình này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của thân chủ.
  • Bước 4: Luật sư tham gia tố tụng tại phiên toà nhằm thực hiện việc bào chữa cho bị cáo trong vụ án hình sự.

Luật sư Lê Hồng Hiển nhận lời mời tham gia chương trình Chính sách và Hành động

Có thể thấy, trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự, vai trò của luật sư đối với bị can, bị cáo là không thể phủ nhận. Để các quyền và lợi ích hợp pháp của mình được bảo đảm thì bị can, bị cáo đều cần phải có sự tham gia, hỗ trợ từ phía luật sư.

Hãng Luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực luật hình sự. Từ kinh nghiệm đã giải quyết nhiều vụ án hình sự nổi tiếng, đội ngũ luật sư đến từ Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý giá. Hãng Luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự cam kết sẽ đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình. Sự tận tình, chính xác và tính hiệu quả là điều mà Hãng Luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự luôn đảm bảo!

Thông tin liên hệ: Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự Địa chỉ: Số 3, đường Trung Yên 3, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 0913 83 1789 (zalo) – 029 99999983 (Hotline) Email: luatsulehonghien@gmail.com Website: www.vanphongluatsuhanoi.vn Từ khóa: luật sư bào chữa án hình sự giỏi tại Hà Nội, luật sư uy tín tại Hà Nội, văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội
0 bình luận, đánh giá về Dịch vụ Luật sư bào chữa cho Bị can, Bị cáo trong vụ án Hình sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.03752 sec| 2399.789 kb