Án treo khác cải tạo không giam giữ như thế nào?

15/08/2019
Nhiều người vẫn nhầm tưởng án treo với cải tạo không giam giữ vì cho rằng chúng đều là những biện pháp không phải ngồi tù. Tuy nhiên, giữa hai biện pháp đó vẫn có điểm khác nhau cơ bản. Trước tiên, về điểm giống nhau, án treo và cải tạo không giam giữ là hai biện pháp thể hiện sự khoan hồng của pháp luật đối với người phạm tội để họ không bị cách ly với xã hội, vẫn được làm việc sinh sống bình thường. Người được áp dụng hai biện pháp này đều không phải ngồi tù, được tự do hoạt động bên ngoài. Cơ quan chịu trách nhiệm giám sát, giáo dục các đối tượng được hưởng án treo và cải tạo không giam giữ là: cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, gia đình... Ngoài ra, đối tượng được áp dụng hai hình phạt trên phải thực hiện một số nghĩa vụ giống nhau như: chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tích cực tham gia học tập, lao động... Bên cạnh những điểm giống nhau nêu trên, án treo và cải tạo không giam giữ vẫn tồn tại nhiều điểm khác nhau cơ bản.  Về bản chất, án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện; cải tạo không giam giữ là một hình phạt chính. Về điều kiện áp dụng:
  • Án treo: Khi mức phạt tù không quá 3 năm, căn cứ nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 1 năm đến 5 năm (khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự).Nếu người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách, có nhiều tiến bộ, toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. Nếu trong thời gian hưởng án treo mà phạm tội mới thì toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới.
  • Cải tạo không giam giữ: Từ 6 tháng đến 3 năm với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội .
Về nghĩa vụ, hình phạt bổ sung:
  • Án treo: Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (theo khoản 3 Điều 65 Bộ luật hình sự).
  • Cải tạo không giam giữ: Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.
Nếu như bạn đang băn khoăn về những vấn đề liên quan đến hình sự như trên, nếu như bạn đã vận dụng hết kiến thức đã tìm hiểu mà vẫn không giải quyết được vấn đề hãy tìm đến các văn phòng luật sư uy tín. Tùy vào mức độ và tình huống phạm tội mà bị can sẽ bị truy tố hình sự hay không. Tại Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự luôn mong muốn hỗ trợ khách hàng của mình giải quyết mình vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất. Chúng tôi là văn phòng luật uy tín tại Hà Nội từng tham gia rất nhiều vụ án lớn nhỏ trên cả nước như vụ án của bác sĩ Hoàng Công Lương, nữ sinh Cao Mỹ Duyên,... Bên cạnh đó, với đội ngũ nhân sư tài năng và tận tâm, chúng tôi cam kết sẽ mang lại dịch vụ tư vấn pháp lý tốt nhất cho mọi người.

Thông tin liên hệ: Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự Địa chỉ: Số 3, đường Trung Yên 3, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 0913 83 1789 (zalo) – 029 99999983 (Hotline) Email: luatsulehonghien@gmail.com Website: www.vanphongluatsuhanoi.vn
0 bình luận, đánh giá về Án treo khác cải tạo không giam giữ như thế nào?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.02533 sec| 2367.375 kb