5 điểm bạn nên biết về Luật công chứng giấy tờ mới nhất

29/07/2019

Luật công chứng giấy tờ mới nhất hiện nay được triển khai với rất nhiều điểm mới nhằm phù hợp hơn với sự phát triển. Trong bài viết này Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự sẽ tóm lược ngắn gọn nhất về 5 điểm của luật công chứng giấy tờ mà độc giả nào cũng nên biết. Đây là những điểm quan trọng và cần lưu ý nhất.

1. Công chứng là gì?

Theo Khoản 1, điều 2, Luật Công chứng 2014, thì bạn có thể hiểu đơn giản công chứng là việc một công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng, chứng nhận về:

  • Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng hoặc giao dịch dân sự khác bằng văn bản.
  • Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại.

Quá trình công chứng có thể xuất phát từ quy định của pháp luật yêu cầu phải công chứng hoặc các cá nhân, tổ chức có nhu cầu.

Công chứng giấy tờ có thể là cá nhân tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng Công chứng giấy tờ có thể là cá nhân tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng

2. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng 

Theo Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định: 

“1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.”

Văn bản công chứng sẽ có hiệu lực kể từ ngày được công chứng Văn bản công chứng sẽ có hiệu lực kể từ ngày được công chứng

3. Thủ tục và các bước công chứng giấy tờ

Để công chứng một văn bản, giấy tờ thì cần phải thực hiện theo những bước sau:

  • Bước 1: Công chứng viên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của người yêu cầu công chứng (có hợp pháp hay không)
  • Hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết thì sẽ không được công chứng
  • Hồ sơ bị thiếu: yêu cầu bổ sung hồ sơ và hẹn ngày công chứng khi đủ hồ sơ.
  • Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Công chứng viên sẽ tiếp nhận hồ sơ.
  • Bước 2: Công chứng viên kiểm tra đầy đủ về hồ sơ, giấy tờ cần công chứng và tiến hành công chứng theo quy định.

Để công chứng một văn bản, giấy tờ thì người cần công chứng cần chuẩn bị sẵn bản gốc (trong trường hợp công chứng bản sao), chuẩn bị sẵn bản dịch cùng bản gốc chưa dịch (Trong trường hợp công chứng văn bản dịch).

4. Các văn bản, hợp đồng bắt buộc phải công chứng

Bạn đọc cần nắm rõ rằng, không phải văn bản, hợp đồng nào cũng phải công chứng. Dưới đây chúng tôi liệt kê một số văn bản, hợp đồng thuộc trường hợp phải công chứng đó là:

  • Hợp đồng mua bán, cho tặng, đổi hoặc góp vốn, thế chấp nhà ở.
  • Hợp đồng chuyển nhượng, cho tặng, thế chấp, góp vốn, cho thuê quyền sử dụng đất.
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ
  • Di chúc lập bằng tiếng nước ngoài
  • Văn bản thừa kế về nhà ở
  • Văn bản thừa kế về quyền sử dụng đất
  • Văn bản lựa chọn người giám hộ
  • Văn bản sao muốn có giá trị pháp luật…...

5. Phí công chứng

Tùy thuộc vào từng loại văn bản công chứng sẽ có mức phí công chứng khác nhau. Theo Điều 66, Luật Công chứng 2014, phí công chứng phải thực hiện đúng theo quy định của Pháp luật.

5.1. Phí công chứng đối với hợp đồng, giao dịch 

Mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:

  • Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
  • Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
  • Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác: Tính trên giá trị tài sản.
  • Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản: Tính trên giá trị di sản.
  • Công chứng hợp đồng vay tiền: Tính trên giá trị khoản 
  • Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản: Tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay.
  • Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh: Tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.
Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch Mức thu
Dưới 50 triệu đồng 50.000đ
Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 100.000đ
Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
Trên 100 tỷ đồng 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

5.2. Phí công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản

Phí công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản:

Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch Mức thu (đồng/trường hợp)
Dưới 50 triệu đồng 40 nghìn
Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 80 nghìn
Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,08% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 800 nghìn đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 02 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 03 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
Từ trên 10 tỷ đồng 05 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa là 8 triệu đồng/trường hợp)

5.3. Phí công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá 

Mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (tính trên giá trị tài sản) được tính như sau:

Giá trị tài sản Mức thu (đồng/trường hợp)
Dưới 5 tỷ đồng 90 nghìn
Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 270 nghìn
Trên 20 tỷ đồng 450 nghìn

5.4. Phí công chứng bản dịch 

  • Phí công chứng trong trường hợp này là 10 nghìn đồng/trang với bản dịch thứ nhất.
  • Trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ 2 trở lên thu 5.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ 2; từ trang thứ 3 trở lên thu 3.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản.

5.5. Phí lưu giữ di chúc 

  • Phí cho trường hợp lưu giữ bản di chúc là 100.000đ/ trường hợp.

5.6. Phí cấp bản sao từ bản chính

  • Phí công chứng với bản sao là 5.000 đồng/trang, từ trang thứ ba (3) trở lên thì mỗi trang thu 3.000 đồng nhưng tối đa không quá 100.000 đồng/bản.

5.7 Phí chứng thực bản sao từ bản chính

  • Mức phí: 02 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 01 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.

5.8 Phí chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản

  • Mức phí: 10 nghìn đồng/trường hợp (trường hợp hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản).

Ngoài ra Luật pháp còn quy định các mức phí với hợp đồng giao dịch không theo giá trị tài sản như: công chứng hợp đồng ủy quyền, công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, công chứng văn bản từ chối nhận di sản… bạn có thể tìm hiểu rõ hơn ở Điều 66, Luật Công chứng 2014.

Với những thông tin trong bài viết, Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự hy vọng đã mang tới độc giả những thông tin cần thiết nhất về luật công chứng giấy tờ mới. Nếu cần thêm thông tin, bạn đọc có thể liên hệ với văn phòng, với kinh nghiệm lâu năm cùng đội ngũ Luật sư trách nhiệm, chuyên nghiệp chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chính xác nhất. Bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua:

Thông tin liên hệ: Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự Địa chỉ: Số 3, đường Trung Yên 3, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 0913 83 1789 (zalo) – 029 99999983 (Hotline) Email: luatsulehonghien@gmail.com Website: www.vanphongluatsuhanoi.vn
0 bình luận, đánh giá về 5 điểm bạn nên biết về Luật công chứng giấy tờ mới nhất

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.03581 sec| 2415.711 kb